(02256).280879 - (02256).260323 tramhan2014@gmail.com 168 + 170A Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng - 0901.122.568
Tin tức - Khuyến mại
Cập nhật: 04-12-2019 03:02:43 | Tin tức - Khuyến mại | Lượt xem: 2679
“Nước là vô tận, không bao giờ cạn” - quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc lãng phí nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Thêm nhiều tác nhân khác như dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50% dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.
Nước ô nhiễm khiến tỷ lệ bệnh tật ở phụ nữ và trẻ em tăng cao
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.
Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.
Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.
Sông ngòi, kênh rạch vẫn là nguồn nước sinh hoạt chính của phần lớn cư dân huyện Tân Phước, Tiền Giang
Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt Nam, có đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là 1 trong các tác nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.
Những con số thống kê trên cho thấy sự ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang ở tình trạng báo động.Thiết nghĩ, mọi người cần phải nâng cao ý thức và cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch hiện có.
KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI